http://www.bbc.com/news/science-environment-40587311
Bài ca mùa hè của lũ dế mèn đã dần quay lại trên khắp nẻo đồng quê.
Tiếng gáy rả rích của lũ dế mèn trong bụi cỏ là âm thanh tuyệt vời của mùa hè. Khi tôi băng qua các bãi hoang để tìm lũ côn trùng đang ẩn dấu, tiếng dế tràn ngập không gian, như thế được tạo ra từ một nhà ảo thuật. Anh bạn đồng hành với tôi, Mike Coates, người giám hộ tại RSPB Farnham Heath, cười ánh lên niềm vui vì sớm nay, trước khi đi, anh ấy đã cánh bảo tôi rằng lũ dế khá hiếm và có thể chúng tôi sẽ không tìm thấy chúng. "Không có nhiều dế để tìm, chúng ta sẽ nghe hầu hết âm thanh của lũ dế đực tạo ra để thu hút bạn đời"" - anh giải thích thêm khi còn uống trà trong khu nhà tạm cho nhân viên. "Những âm thanh rực rỡ, mùa hè được truyền tải qua âm thanh, thật lý thú".
Mùa hè lặng câm
Bài hát của lũ dế đồng từng là bản nhạc quen thuộc ở khắp các bãi hoang và đồng cỏ ở Đông Nam Anh Quốc. Tuy nhiên, mọi thứ đã chìm vào tĩnh lặng tại nhiều vùng. Nhà nghiên cứu tự nhiện thế kỷ 18, Gilbert White, viết về "lũ dế đồng gáy vang cả bìa rừng" trong nhật ký của ông. Ở đây không xa ngôi làng Selbourne xứ Hampshire, nơi ông từng sống, lũ dế từng rất phổ biến. Tìm hiểu thêm về bài viết lịch sử tự nhiên của nước Anh ghi nhận vào 1791: "Ngày 29, tháng 5, tiếng gáy ganh đua nhau của lũ dế ở Lythe (cánh đồng gần Selbourne) - từng là âm thanh dễ chịu suốt tháng hè dài - dường như đã tuyệt chúng. Tụi trẻ trâu, tôi tin là vậy, tìm ra cách thăm dò các hang dế và dùng thân cỏ lôi lũ dế ra rồi giết chúng".
Ngày nay, lũ dế đồng, tên khoa học là Gryllus campestris, ngoài việc bị lũ trẻ trâu hành hạ còn đối mặt với nhiều mối đe dọa khác nữa. Trong suốt thế kỷ trước, cách thức quản lý đất đai thay đổi và làm mất đi các môi trường sống tự nhiên đã gây ra sự sụt giám côn trùng đầy bi đát cả vùng Bắc Âu. Ở liên hiệp Anh, suốt thập niên 1980, lượng dế đồng suy giảm thê thảm dưới 100 cá thể, và chỉ còn tìm thấy chúng ở vùng Tây Sussex. Một thập niên sau, việc bảo tồn bắt đầu, người ta chuyển lũ dế non đến các vùng Surrey, Sussex và Hampshire để bảo tồn chúng. Anh Mike Coates nói rằng không có chỗ nào quanh đây còn nghe thấy lũ dế ca hát, vì chỉ còn 8 khu quần thể còn lại ở Anh Quốc. Anh nói thêm "Sự tuyệt chúng thật bi kích. Chúng từng ở quanh đây, từng là một phần trong đời sống dân cư ở đây, từng được viết về, từng là quan trọng theo cách nào đó suốt hàng thế kỷ. Vậy mà đến thế hệ chúng ta lại mất chúng sao? Thật đáng sợ".
Dự án chuyển lũ dế sang một vùng đất mới đang có chỉ dấu thành công. Từ chỉ 12 cá thể nay đã có một quần thể 300 con sau 5 năm tại khu dự trữ RSPB's Farnham Heath. Nơi đây đã trở thành quần thể dế đồng lớn nhất Anh Quốc. Mục tiêu là thiết lập thêm khu quần thể thứ hai bên cạnh khu Rural Life Centre ở xứ Tilford, Surrey. Nên vào tháng 5, những nhân viên bảo tồn ở RSPB đã chuyển vài con dế non đến khu mới. Sử dụng kỹ thuật gọi là "tickling" [thọc léc], lũ dế con [dế cơm] bị dụ ra khỏi lỗ hang và bị tóm. Mike Coates giải thích thêm rằng: "Chúng tôi muốn chuyuển chỗ cho lũ dế để thiết lập quần thể mới ở đây để mở cửa cho công chúng để thêm nhiều người có cơ hội được nghe tiếng dế gáy tuyệt vời và hiểu thêm nhiều hơn về những con côn trùng nhỏ bé đầy mê hoặc này".
Lũ dế đực ca lên các bản nhạc tán tỉnh bạn tình, khi thì ríc ríc đều đều khi thì rung lên xen kẽ rồi vút cao khi con cái đến gần. Nếu thấy thích, con cái sẽ đến ở hang con đực rồi đẻ trứng. Tụi ấu trùng nở ra và lớn lên vào cuối hè sang thu. Rồi chúng lại đào ổ để trú đông trong khi bố mẹ chúng thì chết đi. Sang xuân, lũ ấu trùng lại chui lên, một vòng đời nữa lại bắt đầu.
Cô Hayley, một tình nguyện viên tại đây, cho biết "Tôi nghĩ chỉ cần khôi phục lại những thứ trước đây trở lại như xưa, đó là một phần của vòng đời. Lũ dế sẽ làm thức ăn cho các đồng vật tự nhiên khác ở đây, và như thế sẽ khiến các loài thú bản địa quay trở lại phục hồi các bãi hoang".
0 nhận xét:
Đăng nhận xét