Được tạo bởi Blogger.
RSS

Ghép Xương rồng

Dụng cụ gồm

  • Gốc ghép
  • Nhánh ghép, gọi là chồi giống
  • Lưỡi dao cạo
  • Cồn sát trùng.
  • Dây cao su
Bước 1:
 Khử trùng lưỡi dao cạo với cồn và cắt gốc ghép. Mặt cắt phải phẳng và nhiều nhựa.











Bước 2:
Vát xéo các múi của gốc ghép như hình












Bước 3:
Cắt một lát mỏng trên đỉnh tháp ghép và giữ nguyên lát mỏng đó để đảm bảo mặt cắt được sạch sẽ và giữ nhựa.










Bước 4:
Lặp lại trình tự với chồi ghép, đảm bảo vết cắt cũng phẳng và sạch sẽ.











Bước 5:
Bỏ lát cắt mỏng khỏi tháp ghép và chồi ghép. Nhẹ nhàng đặt chồi ghép lên tháp ghép và xoay nhẹ để đẩy hết không khí ra ngoài.










Bước 6:
Khi ghép Xương rồng phải đảm bảo vòng mạch gỗ (vòng tròn đầu mũi tên) chồng khít lên nhau. Nếu hai vòng khác nhau về kích thước thì cũng phải giao nhau.









Bước 7:
Cuối cùng nén cố định 2 miếng ghép lại với nhau. Cách hay dùng là dùng dây cao su.
Để gốc ghép vào nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp trong vài ngày cho đến khi vết ghép lành lặn.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Tổng hợp phân bón dành cho phong lan

   Các loại phân đặc chủng dành cho Lan thương phẩm mềnh không dám bàn đến, (tất nhiên bạn có thể vào siu thị và mua phân cho Lan bán rất nhiều ), cái này chỉ để tổng hợp một số loại phân Homemade tự làm chăm bón cho một vài giò Lan mà thôi. Tổng hợp từ internet, có cái đã kiểm chứng, có cái chưa, tuy nhiên đều rất dễ làm mà chất lượng chắc cũng phù hợp với quy mô gia đình. (Homemade fertilizer for orchid)
Theo trang http://wiki.answers.com
Bã trà (Tea bag) (bao gồm trà lá và tra thanh nhiệt): bã trà chứa lượng lớn Ni tơ, Ni tơ rất tốt cho Lan, hơn nữa lại ko độc hại và ko có mùi khó chịu. Cách sử dụng là cho trực tiếp vào giò Lan, với trà thanh nhiệt thì xé lớp vỏ bao và đổ vào giò Lan.


Vỏ trứng (eggshell) cung cấp canxi cho Lan, hãy nghiền vỏ trứng càng nhỏ càng tốt, xử dụng đơn giản là rắc vào giò Lan.

Mật đường (Molasess) cung cấp kali cho Lan, hòa 1 muỗng cafe mật đường vào nước và tưới cho Lan (trang mạng này ko nói rõ là hòa 1 muỗng cafe mật đường với bao nhiêu nước???). Một cách khác bổ sung Kali cho Lan là dùng vỏ trái chuối, cho vỏ trái chuối vào giò Lan để hoai mục từ từ
Khoai tây (Potato) cung cấp kali cho Lan. Khoai tây để cả vỏ, cắt thành miếng và luộc vài phút. Sau khi nguội, có thể bón vào giò Lan. Có thể thái cả vỏ trái chuối cho vào luộc chung với khoai tây

Sữa tươi và bơ sữa (milk and buttermilk) là sản phầm từ động vật chứa nhiều Ni tơ, rất dễ dàng sử dụng. Sau khi uống sữa xong, đừng quảng hộp sữa đi, tráng hộp sữa với nước và tưới cho Lan.

Theo trang mạng http://careforyourorchids.com:
Thì có bổ sung thêm nước cơm (cơm sôi chắt lấy nước) (water that rice has been boil in) vì nước cơm chứa nhiều khoáng chất tốt cho Lan
Bã xương (crushed dried chicken bones or fish bones v.v..): chứa nhiều canxi (cái này chắc khó kiếm, và cũng ko thuận tiện cho lắm)
Theo trang mạng http://ezinearticles.com: bổ sung thêm lá sồi rụng ngâm nước, nhưng VN thì kiếm đâu ra lá cây sồi.
Theo trang mạng http://rausach.com.vn: thì nước tiểu pha loãng tốt cho mọi loại cây, kể cả Lan . (Hiện tại thì Coboca đang dùng cái này, mùi hơi khó chịu). Tỷ lệ pha là 1 phần nước tiểu pha với 10 - 15 phần nước. Theo các nguồn từ internet thì hàm lượng N - P -K trong nước tiểu là 4,6 - 0,4 - 4,2 g/l.
Theo trang mạng http://www.phununet.com thì tưới nước vo gạo cho Lan cũng tốt, nhưng theo một số diễn đàn thì tưới nước vo gạo Lan ít ra bông.


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

21/02/2013

   Đầu xuân, Coboca mới tuyển vài em Xương rồng hàng chợ, đây là em nó
Một cây móng rồng

Một em đổi màu

 Còn đây là mấy em hoa Đà Lạt mình chụp dịp Tết, bồ công anh dại trên đỉnh Langbian
Một cây đầy gai góc ko biết tên gì
Và vài cây khác


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Astrophytum

    Giống Astrophytum, tên Astrophytum được ghép từ hai từ Hy-lạp là "aster" nghĩa là "star" và "phytum" nghĩa là "plant". (tên ngụ ý là "star-plant")

  Biều bì của giống Astrophytum cú những chấm hay hạt phấn nhỏ ly ty xắp xếp theo một hàng dọc nhưng thỉnh thoảng cũng chẳng theo quy luật nào, đó là đặc tính riêng của Loài Astrophytum. Nếu cây nào ko có những hạt phấn trắng nhỏ ly ty thì được gọi là thể "nudum"
Một cây Astro thể "nudum"
   Những chấm trắng nhỏ tròn thường tỏa ra những lông tơ nhỏ mịn, chức năng chính là để ngụy trang và chống chọi lại tia UV mặt trời


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Tổng quan về Xương rồng

Tối nay mệt quá, ko dịch bài nữa, post một bài tự nghiên cứu từ lâu về tổng quan Xương rồng
Tính đa dạng: có nhiều ý kiến khác nhau về số lượng Giống và Loài, một vài chấp nhận có khoảng 30 giống và 1000 Loài, trong khi ý kiến khác là 200 giống và 2000 Loài. Ý kiến được xem là chính xác nhất là khoảng từ 90 - 100 Giống và 2000 Loài.
Sự phân bố: tính đặc thù ở Châu Mỹ từ ranh giới địa lý tự nhiên từ phía Nam vòng Bắc Cực - Canada đến đỉnh Patagonia ở Nam Mỹ. Sống trong môi trường khô cằn (chỉ có một vài trường hợp ngoại lệ sống biểu sinh của giống Xương rồng hình Cây bút chì (Rhipsalis) được tìm thấy ở Châu Phi và Madagasca). Xương rồng mọc ở những vùng cao từ 4800m so với mặt nước biển trở lên ở Andes, Australia và Nam Phi v.v... Chúng sống trong những vùng khô cằn với lượng mưa không quá 500cm một năm, những vùng khô cằn như thế thì Xương rồng có gai là điển hình, còn vùng nhiệt đới thì có thể ko có gai.
Tập tính sinh học: Xương rồng là giống cây lâu năm. Có hệ thống mạch nhựa hóa gỗ hình mắt lưới tạo nên một cái khung. Xương rồng có kích thước đa dạng, từ vài cm đến cao trên 20m và nặng hàng tấn. Vài giống không có cành nhánh tạo hình dáng một cục. Xương rồng sốn tự dưỡng, biểu sinh hoặc leo.
Gai: gai Xương rồng phân loại theo gai trung tâm, gai có thể cứng chắc như gỗ hoặc nhỏ mịn như lông tóc. nhiều hình dạng và màu sắc khác nhau. Gai giúp bảo vệ thân trữ nước, nhưng chức năng quan trọng nhất là chống thoát nước giúp ngựng tụ hơi sương trong không khí như một cái đỉnh nhỏ giọt và giúp ngụy trang.
Tế bào: số nhiễm sắc thể cơ bản là 11
Bằng chứng hóa thạch: không có hồ sơ hóa thạch nên không biết Xương rồng có nguồn gốc từ tổ tiên nguyên thủy nào. Nhưng gần như chắc chắn là chúng xuất hiện đầu tiên ở Wet Gondwana - Nam Mỹ. Có thể là xuất hiện từ kỷ Phấn trắng , cách đây 90 - 100 triệu năm nhưng chúng ta không có bất cứ bằng chứng hóa thạch nào có sức thuyết phục về thời điểm chúng xuất hiện để ủng hộ giả thuyết này. Vì sự hóa thạch cần có lắng đọng trầm tích từ khoáng chất trong cơ thể thực vật, nhưng đáng tiếc là điều này rất hiếm xảy ra với thực vật ở vùng khô cằn.
    Gốc gác Xương rồng gần như chắc chắn là từ Nam Mỹ.
Họ hàng gần của Xương rồng: Họ Xương rồng trong một lần phân loại được cho là có họ hàng gần với họ Cà rốt. Nhưng những nghiên cứu gần đây về ADN và giải phẫu mạch nhựa cho thấy Họ cây hạt kín gần gũi nhất với Họ Xương rồng là Họ Portulacaceae.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Hỗn hợp đất trồng Xương rồng

Nguồn cactiguide.com
   Việc thoát nước nhanh rất quan trọng, tránh cho rễ Xương rồng bị thối rễ. Nhưng các chất hữu cũng có ích vì cung cấp dưỡng chất và tránh cho Xương rồng bị khô hạn quá nhanh.
 Đối với Xương rồng sa mạc:


Gồm 1 phần đất hữu cơ (đất trồng cây, bán tại các nhà vườn)
          2 phần đá bọt. Đá bọt là loại đá vô cơ nhẹ có nhiều lỗ rỗng li ti, không phải ở đâu cũng có và cũng có thể mua được đá bọt nên có thể thay thế bằng các loại khác như: đá chân châu, đất trồng cây thủy sinh, đá dăm, sỏi sạn hoặc tương tự. Mục đích giúp thoát nước nhanh và giữ đất thông thoáng.
          1 phần Xơ dừa. Hầu như ai cũng biết sơ dừa và cũng dễ kiếm. Xơ dừa là chất hữu cơ phân hủy chậm. Mục đích thêm Xơ dừa để giữ độ ẩm và không khí cũng như tạo độ gắn kết cho hỗn hợp đất trồng.
Đối với Xương rồng biểu sinh (như hoa Quỳnh, Xương rồng càng cua, thanh long..tương tự):

   Hỗn hợp đất trồng tương tự như trên, nhưng thay vì 2 phần đá bọt, ta giảm chỉ còn 1 phần đá bọt. Và thêm 2 phần vỏ cây thô, vỏ cây giữ nước tốt hơn đá bọt và từ từ vỏ cây sẽ hoai mục thành đất. Nên sau 2-4 năm thay đất 1 lần.
Bón phân:
   Nên trộn vào hỗn hợp 1 ít phân hữu cơ vi sinh. Cái này phải tính toán liều lượng theo từng loại phân. Nên bón phân 6 tháng đến 1 năm 1 lần tùy theo lượng tưới nước, với Xương rồng biểu sinh thì thời gian sớm hơn.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Tạm phân loại Xương rồng

   Tạm chia Xương rồng thanh 2 nhóm khá phổ biến. Xương rồng Sa mạc là loại "truyền thống", thường bao phủ bới gai và lông, thân có dạng hình mái chèo, hình cầu hoặc hình tháp. Xương rồng Rừng thường mọc thành dạng thân gỗ, từ vùng cận nhiệt đới đến vùng nhiệt đới. Xương rồng Rừng phổ biến nhất có lẽ là Xương rồng Giáng sinh. Cá 2 loại đều ra hoa đẹp nhưng đặc tính khác nhau.

  Xương rồng Sa mạc (Desert Cactus):

  Khi nói về Xương rồng, mọi người hay nghĩ đến Sa mạc. Xương rồng Sa mạc phát triển không mấy khó khăn, và được bày bán rất nhiều loại. Một số ra hoa sau 3-4 năm, một số khác thì lâu hơn hoặc không bao giờ ra hoa khi đặt trong nhà. Thích hợp với nguồn ánh sáng mạnh, có thể là ánh nắng trực tiếp. Đất trồng đòi hỏi thoát nước nhanh, có thể trộn đất với một ít chất vô cơ như đá bọt để tăng độ thoát nước. Xương rồng phát triển chậm và cũng ít khi phải thay chậu.

  Xương rồng Rừng (Forest Cactus):

 Chúng mọc trong các vùng cận nhiệt và nhiệt đới trên thế giới. Chúng thường leo nhờ hoặc bám vào các thân cây khác. Loài phổ biến là Xương rồng Giáng sinh có gốc gác từ Brazil, có hoa màu hồng, đỏ, thậm chí màu vàng. Thích hợp ở nơi sáng sủa, tránh ánh nắng trực tiếp.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Trồng Xương rồng

1/ Giâm nhánh Xương rồng
   Cắt nhánh Xương rồng, để khô nhựa.
   Làm ẩm hỗn hợp đất trồng ở mức độ không đáng kể
   Nhúng vết cắt vào thuốc chống nấm và kích thích ra rễ.
   Dâm nhánh khoảng 1-2 inches trong đất, KHÔNG TƯỚI NƯỚC, sau 2-4 tuần mới tưới lại, lại để khô thêm 2-4 tuần rối mới tưới nước.
   Tưới quá nhiều là vấn nạn phổ biến nhất trong trồng Xương rồng. Hãy nhớ, Xương rồng sống trong vùng khô hạn ít mưa. Hãy đặt Xương rồng ở nơi sáng sủa, ấm áp, có ánh nắng.
   Nhánh Xương rồng sẽ bắt đầu ra rễ sau từ 2-6 tuần,
2/ Đất trồng Xương rồng:
   Theo đề nghị của trang mạng:  http://thehousingforum.com , đất trồng Xương rồng phải thoát nước tốt, được đề nghị theo công thức sau:
    1 phần hỗn hợp đất và phân hữu cơ vi sinh
    1 phần cát hạt to
    1 phần sỏi hạt thô.
  Nếu trồng Xương rồng trong nhà hãy để gần cửa số nơi có ánh nắng. Nếu để ở hành lang mái hiên nên có mái che để Xương rồng mới trồng làm quen dần với ánh nắng, đừng đặt Xương rồng mới trồng dưới ánh nắng trực tiếp có thể làm chúng bị cháy nắng.
  Cách thuận tiện là bón phân cho Xương rồng mỗi 6 tháng một lần, hoặc bón N-P-K: 5-10-10 mỗi 3 tháng một lần.
  Trồng trong nhà thì tưới nước 1 tháng 1 lần, còn để ngoài hiên thì tùy theo mùa, có thể 1 tuần 1 lần. Nhưng cũng đừng để quá khô.

  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS

Giới thiệu kiểu thùng ong thanh xà trên

     Bài viết này giới thiệu một trang trại nuôi ong quy mô gia đình tại Bernalillo, bang New Mexico, Hoa Kỳ sử dụng kiểu thùng nuôi ong thanh xà trên (Top-bar beehive), so sánh giữa kiểu thùng Langstroth và kiểu thùng Top-bar

     Les Crowder đã luôn có tính ham hiểu biết về côn trùng khi còn là 1 đứa trẻ lớn lên tại Bernalillo, New Mexico. Niềm ham thích này trở nên đặc biệt với các loài côn trùng có tính xã hội như kiến, ong bắp cầy hay ong mật. Cậu bé bị cuốn hút bởi các tổ chức kiến vì chúng biểu lột hành vi đối với thức ăn mà cậu bé mang đến. Crowder cho rằng điều đó biểu hiện sự thông minh của loài kiến, vì những con kiến biết rằng cậu bé sẽ cho chúng ăn tại một vị trí và thời gian xác định mỗi ngày và chúng có khả năng giao tiếp thông tin với nhau. Sau đó, cậu bé đã bắt 1 bầy ong bỏ vào hộp. Từ đấy, cậu bé bị quyến rũ bở lũ ong và giành cả cuộc đời để nghiên cứu và kinh doanh ong. Bây giờ anh ấy đã là  một nhà nuôi ong tại trang trại Sparrow Hawk cùng vợ và gia đình.


    Trong sự phát triển nghề nghiệp, Les Crowder đã tiếp nhận kỹ thuật và thông tin từ những người nuôi ong trên thế giới. Một trong những đổi mới rõ rệt nhất tại trang trại Sparrow Hawk là chuyển từ kiểu thùng Langstroth thành kiểu thùng Top-bar.
     Kiểu thùng Langstroth đã được những người nuôi ong biết đến và họ cũn thích kiểu thùng hình hộp. Một mục sư tên Langstroth đã thiết kế và phát triển nó từ những năm 1800 và tạo thành một “bước đột phá” trong nghề nuôi ong. Kiểu thùng Langstroth dạng hình hộp gọi là “supers”, với khoảng 10 cầu ong trong mỗi thùng. Mỗi cầu ong bằng gỗ lại gắn 1 tầng chân sáp để ong xây tàng, gọi là “foundation”. Ong tạo mật vào mùa xuân mà mùa hè {chú thích: tại nước ngoài mùa thu-đông thời tiết sương giá}. Nhưng thùng ong hình hộp sẽ bảo vệ tổ ong trong suốt mùa đông.
     Kiểu thùng Langstroth khá nặng và khó thao tác vì nó có nhiều tầng riêng rẽ cấu thành tổ ong.Kiểu thùng này có 8 đến 10 cầu ong, thu hoạch mật bằng cách quay ly tâm các bánh tổ. Kiểu thùng Langstroth cũng khá đắt.
      Những cầu ong sau vài lần quay mật sẽ trở nên cũ và quá dơ, phải loại bỏ, trung bình 1 cầu ong sử dụng được 10 năm, tầng chân sáp được 4 năm. Nếu không loại bỏ, thùng ong sẽ sinh bệnh

Kiểu thùng Langstroth tiêu chuẩn
    Kiểu thùng Laghstroth cũng tốt nhưng các khung cầu bị dơ và suy yếu. Crowder đã đọc một chuyên mục về nghề nuôi ong ở Châu phi, trong đó có nhắc đến kiểu thùng “top-bar hives”. Anh bị ấn tượng bởi thiết kế đơn giản và anh quyết định làm vài cái thử nghiệm. Qua nhiều năm, anh đã dùng kiểu thùng Top-bar.

    Khi gia đình Crowder chịu thiệt hại do ký sinh Varroa, họ cần di chuyển đàn ong sang môi trường sạch sẽ. Các thùng ong kiểu Langstroth của họ đã cũ, dơ và rơi ra từng phần. Để tránh chi phí mua thùng và khung cầu mới, gia đình Crowder quyết định làm kiểu thùng Top-bar giá rẻ cho lũ ong. Từ đấy, họ sử dụng kiểu thiết kế mới này.

    Một kiểu thùng Top-bar thiết kế khá đơn giản. Nó có thể có dạng hình hộp theo bất cứ dạng nào, hoặc thùng phi cắt dọc. Trên nắp là một dãy các thanh xà ngang. Bên cạnh thùng có 1 lỗ nho cho ong ra vào. Les Crowder nhận thấy rằng ong thích chỗ ra vào dưới đáy thùng hơn vì chúng sẽ dễ loại bỏ chất thải và ong chết.
  Crowder đang kiểm tra tổ ong

     Khi tiếp nhận kiểu thùng Top-bar, đàn ong xây tàng dưới các xà ngang. Khi các tàng phủ kín đầy ong, họ sẽ lấy tàng ra thu hoạch. Khi một tàng mất đi, đàn ong sẽ tiếp tục xây tàng mới.

     
      Kiểu thùng Top-bar có vài ưu điểm. Kiểu thùng này sạch sẽ hơn và hợp với tập tính tự nhiên của ong. Crowder đã chú ý đến loài ong trong hoang dã có sự nối tiếp từ cũ, dơ đến làm bánh tổ mới. Khi đàn ong chuyển ra ngoài, những bánh tổ bị bỏ lại sẽ sớm bị sâu ăn sáp tấn công, phá hủy bánh tổ. Tương tự như môi trường tự nhiên, các bánh tổ trong kiểu thùng Top-ba định kỳ lấy ra trong suốt quá trình thu hoạch mật, giữ lại những bánh tổ mới nghĩa là đàn ong khỏe mạnh hơn và ít sâu bệnh.
    Kiểu thùng Top-bar cũng khá kinh tế và dễ làm. Không cần đến máy quay ly tâm để thu mật, không cần nhiều nhân công và thời gian để thu mật như kiểu thùng Langstroth.

Một kiểu thùng Top-bar hives được làm đơn giản từ thùng phi cắt đôi
     Việc thu hoạch mật với kiểu thùng Top-bar thì dễ dàng hơn kiểu Langstroth. Thay vì khiêng thùng ong nặng đến chỗ máy quay ly tâm, nay chỉ cần cắt trực tiếp bánh tổ từ các thanh xà và cho vào xô. Khi đầy xô, ta mang vào trong, ép và lọc lấy mật
    Crowder cảm thấy rằng từ khi dùng kiểu thùng Top-bar, anh đã tiết kiệm được tiền phương tiện và nhân công.  
Crowder bên cạnh những thùng ong Top-bar
    Kiểu thùng Top-bar chỉ yêu cầu người nuôi ong giữ cho tàng ong làm thẳng theo thanh xà. Nếu không thì sẽ phải xé tách các bánh tổ khi thu hoạch mật. 
     Mỗi tổ Top-bar cho thu hoạch từ 4 đến 30 lít mật và 3 đến 5 pound bánh sáp. 


  • Digg
  • Del.icio.us
  • StumbleUpon
  • Reddit
  • RSS